Nhắc đến vải bền vững, chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến những chất liệu như orgarnic cotton, lanh hay than tre..Nhưng ít ai biết đến, từ ngàn xưa con người đã có một chất liệu bền vững – vải làm từ vỏ cây tại vương quốc Uganda. Barkcloth được coi là một trong loại vải đầu tiên được tạo nên bởi con người.
Phương pháp tạo nên Barkcloth tồn tại trước cả khi phương pháp dệt được ra đời, biến chúng thành một trong những chất liệu lâu đời nhất trong lịch sử. Barkcloth được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phí vật thể vào năm 2005 Barkcloth được tạo nên từ 100% vỏ cây Mutuba, một trong những loại cây được đánh giá là thân thiện với hệ sinh thái. Vào các mùa ẩm ướt, lớp vỏ cây dày sẽ được tách ra khỏi thân cây sau đó trải qua quá trình nhiều bước phức tạp như: nạo lớp vỏ mỏng bên ngoài, luộc tấm vải, đập dập và đem phơi khô… Barkcloth đến tay người dùng với texture mềm nhưng vẫn có độ dẻo, dai.
Chất lượng vải sẽ phụ thuộc vào sự khéo léo của những người thợ lành nghề kết hợp cùng những bí quyết cổ xưa truyền lại, từ kỹ thuật tách vỏ cây cho đến việc làm thế nào để tìm kiếm “”nhịp đập”” tốt nhất cho vải, một tấm vải đẹp còn cần đến sự kết hợp hoàn hảo giữa thời gian, mưa và ánh nắng. Cách sản xuất của Barkcloth được tôn vinh là một trong những phương pháp làm vải độc đáo và đáng được bảo tồn trong thời kì công nghiệp của máy móc như hiện nay.
Ngoài quần áo, Barkcloth còn được làm thành mũ, nón, hoặc thậm chí là túi xách với tính thẩm mỹ không kém cạnh túi xách hiện đạ Ngoài tính ứng dụng trong ăn mặc đời thường, Barkcloth còn là một trong những biểu tượng văn hóa của Augada. Barkcloth xuất hiện trong nhiều sự kiện của vương quốc như lễ hội, cúng tế… và là dấu hiệu để nhận biết sự khác biệt trong giai cấp xã hội. Nhân dân sẽ mặc Barkcloth truyền thống, trong khi đó Barkcloth nhuộm trắng được ưu tiên dùng cho các vị vua tôn kính của đất nước này.