Upcycle được cho là phát kiến tối ưu cân bằng hóa tính thẩm mĩ và khả năng bảo vệ thiên nhiên của sản phẩm. Không thể phủ nhận, với người tiêu dùng ngày nay – đặc biệt là thế hệ tiêu dùng Gen Z, tính thẩm mĩ và thời thượng vẫn chiếm vai trò khi đứng giữa hai lựa chọn: thời trang nhanh hay thời trang xanh. Upcylce ra đời để giải quyết điều đó. Vậy upcycle (hay còn gọi là upcycling) là gì? Thế giới thời trang đã và đang upcycle như thế nào? Cùng Greenyarn theo dõi qua bài viết sau nhé.

Upcycle – Đưa món đồ bạn mang “up” lên một đẳng cấp mới

Rất nhiều người hiểu lầm giữa Recycle và Upcycle nhưng thực ra đây là hai khái niệm và phương thức tái chế khác nhau. Recycle, hay còn gọi là Tái chế, là khái niệm chỉ phương pháp tái sử dụng hoặc tái sửa chữa đồ vật cũ cho những lần sử dụng sau. Trong khi đó, Upcycle được hiểu là quá trình chế tác, sản xuất đồ vật cũ trở thành một sản phẩm mới hoàn toàn, với tính thẩm mĩ cao và ứng dụng độc đáo so với sản phẩm cũ.

Điểm nhấn của các đồ vật upcycle nằm ở tính thẩm mĩ cao hơn hẳn so với đồ vật tái chế. Từ những sản phẩm thô kệch, đơn giản thậm chí có phần lỗi thời, upcycle giúp “hô biến” chúng trở thành những món đồ mới cứng, sáng tạo và nghệ thuật hơn. Điều này giải quyết được những lăn tăn cho người dùng: làm sao để sống xanh mà vẫn không lạc mốt, lỗi thời và nhấn mạnh được bản sắc cá nhân.

Bắt nhịp thời trang xanh cùng các thương hiệu cao cấp

Thời trang luôn thuộc top 10 các ngành hàng gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Có lẽ vì vậy mà dưới làn sóng thay đổi của xã hội, vốn đang chuyển mình từ các sản phẩm nhanh sang ưu tiên các sản phẩm xanh, ngành thời trang đang có nhiều thay đổi tích cực, tiêu biểu là sự dẫn đầu upcycle từ các thương hiệu cao cấp sau:

Elvis & Kresse

Vòi cứu hỏa đã hết hoạt động, cánh buồm, bao tải cà phê, bìa cứng… Tất cả những đồ vật tưởng chừng nhưng “không tưởng” để tái chế, qua bàn tay Elvis & Kresse đã được upcycle thành túi, thắt lưng và các phụ kiện siêu ngầu. Đặc biệt, ngoài thân thiện với thiên nhiên, Elvis & Kresse còn là hãng hiếm hoi có phương châm hoạt động vì xã hội tiêu biểu. 50% lợi nhuận – một con số khổng lồ của hãng sẽ được quyên cho Tổ chức từ thiện Fire Fighters nhằm giúp đỡ các người lính cứu hỏa. Đồng thời, hãng còn có chính sách thuê nhân công từ nhà máy Poole, cũng là tổ chức tìm kiếm công việc cho người khuyết tật tại nước Anh. Quả là một thương hiệu ngọt ngào và nhân đạo đúng không nào!

Refomation – thương hiệu UPCYLCE

Refomation – công ty thời trang có trụ sở ở L.A chọn hướng đi tái chế quần áo vintage, giải cứu vải thô từ các đơn vị đặt hàng thừa mứa và chọn sử dụng các loại vải thân thiện với môi trường để tạo ra những phong cách gợi cảm, tinh tế. Thậm chí, họ còn may váy cưới với hướng đi này nữa cơ.

Gần đây, Refomation này đã ra mắt một ứng dụng cho phép bạn biết bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nước và năng lượng khi mua hàng hóa của họ – giúp hành vi mua sắm của bạn có gấp đôi lợi ít cho môi trường hơn. Đoán xem? Càng tuyệt hơn nữa khi họ bảo vệ môi trường trong chính môi trường làm việc của mình: sử dụng giấy tái chế, lựa chọn những nguồn cung ít độc hại, sử dụng nguồn điện ít tiêu hao năng lượng ra môi trường… Không ngoa khi nói rằng, đây chính là thương hiệu xanh – sạch – yêu thiên nhiên từ trong ra ngoài.

Peony

Peony là nhãn hiệu đồ bơi bền vững đến từ nước Úc. Đúng như tên gọi, hãng mô tả các thiết kế của mình giống như  “bông hoa mẫu đơn nở đầu tiên, đại diện cho sự khởi động của mùa hè”. Bạn sẽ yêu thích thương hiệu này với phong cách thiết kế retro và mẫu in độc đáo. Hãng chọn “upcycle” các sản phẩm của mình từ lưới đánh cá được tái chế và polyesters tái chế. Nguyên liệu không hề ảnh hưởng đến chất lượng, bởi sản phẩm của hãng siêu bền và phù hợp với dáng người của bạn để đạt sự hoàn hảo cho một buổi bơi lội, lướt sóng.

Triarchy Atelier – thương hiệu UPCYLCE

Bạn có lo lắng khi sử quần jeans, với sự thật rằng mỗi chiếc quần được tạo ra từ tận 7000 lít nước? Triarchy Atelier và upcycle sẽ giải quyết nỗi lo ấy cho bạn với sản phẩm denim của mình.

Triarchy Atelier là dòng sản phẩm denim được sáng lập bởi 3 anh em, được upcycle từ nguồn vải vintage còn dư của họ ở kho Los Angeles. Dòng sản phẩm này đã giúp tiết kiệm 1.0000 gallons nước, và ở đâu đó, không ít người đã có cơ hội tiếp cận nước sạch hơn nhờ những hành động như thế này.

Bottletop Fashion

Sáng tạo không kém các thương hiệu trên phải kể đến Bottletop Fashion – một thương hiệu upcylce sẽ làm bạn ngạc nhiên và phấn khích. Nhìn vào tên hãng, bạn đã đoán được Bottletop Fashion upcycle sản phẩm từ nguyên liệu gì chưa? Vâng, đó chính là vòng nhôm mở nắp lon mà ta vô tình vứt đi mỗi ngày. Từ những chiếc vòng nhỏ làm bằng nhôm tưởng chừng như bỏ đi, thương hiệu này đã upcycle, “hô biến” chúng thành phụ kiện, áo quần, ví dụ như một chiếc túi xách có họa tiết cá tính và phong cách sang trọng

Thương hiệu có trụ ở ở Anh, Châu Phi và Brazil với mục tiêu tạo công việc bền vững cho các người thợ thủ công chuyên nghiệp. Được người sáng lập bởi con trai của chủ thương hiệu Mulberry, không khó để nhận ra các sản phẩm của hãng luôn có sự thời thượng và đẳng cấp riêng.

Kết luận

Nếu những thập niên về trước, thời trang bền vững vẫn còn là khái niệm mơ hồ thì nay, nó đã vươn dài mạnh mẽ và tạo ra dấu chân nhất định trong lĩnh vực thời trang, may mặc nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, thời trang upcycle giúp định vị thương hiệu nhanh chóng và cao cấp hơn nhờ tính độc đáo của sản phẩm.

Rất nhiều thương hiệu cao cấp trên thế giới đã kịp dẫn đầu xu hướng rồi, còn thương hiệu của bạn thì sao? Sử dụng sợi vải Greenyarn ngay để upcycle, nâng tầm thương hiệu, lấy trọn niềm tin trong mắt người tiêu dùng bạn nhé. 

Copyright by Greenyarn 

Mời bạn đánh giá
Contact