“Theo một cuộc khảo sát năm 2017 của Unilever, 1/3 người tiêu dùng thích chọn mua sản phẩm của các nhãn hàng có cam kết với trách nhiệm xã hội, môi trường hơn”
Khi mà khắp nơi trên thế giới đều cất lên tiếng nói chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường; khi mà con người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khi mà ngành thời trang vốn là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới chỉ sau ngành dầu khí; đó cũng là lúc các nhà sản xuất, thương hiệu thiết kế thời trang cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường. Từ đó, các sản phẩm thời trang “xanh” (sustainable fashion) sử dụng nguyên liệu tái chế hay nguyên liệu thân thiện với môi trường lên ngôi, dần thay thế cho những sản phẩm thời trang “nhanh” (fast fashion).
Adidas bắt đầu xu hướng nguyên liệu tái chế cho sneakers với dự án kết hợp cùng Parley để cho ra những mẫu giày làm từ rác thải biển. Nike cũng không nằm ngoài xu hướng khi cho ra mắt chất liệu tái chế từ da thừa với chất lượng không khác gì da cao cấp nhưng nhẹ hơn từ công nghệ Flyleather, sử dụng ít hơn 90% nước trong quá trình sản xuất và cắt giảm đến 80% tác hại của khí CO2 lên địa cầu.
Cũng tạo được sức hút và sự quan tâm như những BST cộng tác với những thương hiệu tên tuổi, BST thân thiện với môi trường thường niên “H&M Conscious Exclusive” mang ý nghĩa hơn cả thời trang. “H&M Conscious Exclusive” Xuân Hè mới được “trình làng” năm nay với những chất liệu xanh như: RENUTM- một loại polyester tái chế làm từ quần áo và vải. VEGEA-một chất liệu thuần chay được sáng tạo một phần từ các sản phẩm phụ của sản xuất rượu vang, vỏ nho, thân và hạt nho được biến thành một chất liệu thay thế tuyệt đẹp cho da. ECONYL® – một loại nylon tái sinh được làm từ lưới đánh cá bỏ đi; hay nút Corozo phân hủy sinh học được làm từ hạt của cây cọ nhiệt đới.
Thương hiệu Benetton tung ra một mẫu áo choàng bằng giấy được nhà thiết kế Jean-Charles de Castelbajac tự tin giới thiệu là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để có thể được sử dụng bền bỉ trong năm, dù không thể giặt máy
Tại Australia, thương hiệu The Great Beyond đã sử dụng các sản phẩm từ cây tre để tạo nên những mẫu quần áo vừa mềm mại vừa bền chắc. Trong khi đó, nhà thiết kế túi xách Matt & Nat của Canada lại ưu tiên sử dụng các vật liệu tái chế như nút chai và cao su.
Tại Milan Fashion Week 2020, Armani cho ra mắt bộ sưu tập làm từ vải tái chế đến dưới cái tên Emporio Armani – thương hiệu mở rộng của họ.
Để bắt kịp xu hướng cũng như tham gia bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững, ngành thời trang buộc phải chuyển mình để hướng tới những sản phẩm “xanh” hơn. Việc sử dụng các loại “sợi xanh” chính là cách tốt nhất để tạo sự độc đáo khác biệt cho sản phẩm của mình.
Greenyarn chuyên cung cấp các loại vải sợi “xanh” thân thiện với môi trường cho ngành dệt may Việt Nam, đồng hành cùng các thương hiệu và nhà sản xuất cùng tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dệt may.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại: https://greenyarn.vn/
•Email: ask@greenyarn.vn
•Tel: 028-6264-2535″