Vải dệt thoi là một trong những loại vải phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người. Vải dệt thoi được tạo ra bằng cách đan xen các sợi dọc và sợi ngang theo một quy luật nhất định. Vải có nhiều ưu điểm như độ bền cao, bề mặt phẳng, mịn, có nhiều màu sắc và mẫu mã.

Đến với chuyên mục vải, sợi kỳ này hãy cùng Greenyarn tìm hiểu chi tiết hơn về kiểu dệt này nhé!

Tìm hiểu về vải dệt thoi

Khái niệm

vải dệt thoi

Vải dệt thoi (Woven fabric) là sản phẩm dệt dạng tấm (khác với vải dệt dạng ống của dệt kim tròn) được tạo bởi hai hệ sợi dọc và ngang đan vuông góc 90 độ với nhau theo một quy luật nhất định.

Hệ sợi nằm theo chiều dài vải gọi là sợi dọc, hệ sợi nằm theo chiều ngang vải gọi là sợi ngang. Ban đầu chi tiết làm nhiệm vụ mang sợi ngang đan với sợi dọc để tạo nên vải là con thoi, nên được gọi là vải dệt thoi.

Hiện nay, trên nhiều máy dệt con thoi đã được thay thế bằng các chi tiết khác phù hợp hơn như kẹp, kiếm, vòi phun khí, phun nước… nhưng nguyên lý đan để hình thành vải dệt thoi là không thay đổi.

Vải dệt thoi có thể được làm từ nhiều loại sợi khác nhau, bao gồm sợi tự nhiên (như cotton, vải tre, len, lanh, …) và sợi tổng hợp (như polyester, nylon, …).

Sự phối hợp giữa các loại sợi này tạo ra những đặc tính khác nhau cho vải dệt thoi. Thông thường, vải dệt thoi không co giãn nhiều như vải dệt kim.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Các loại vải dệt kim

4 Mẹo phân biệt vải dệt thoi và vải dệt kim

Cung cấp sợi từ lá dứa số lượng lớn hàng đầu Việt Nam

Nguồn gốc của vải dệt thoi

máy dệt vải thời kỳ đầu

ảnh minh họa

Phương pháp dệt thoi là một trong những phương pháp sản xuất vải lâu đời nhất của con người. Trải qua quá trình phát triển, phương pháp dệt thoi đã được cải tiến và hoàn thiện dần. Vào thế kỷ 18, máy dệt thoi được phát minh bởi John Kay, người Anh. Máy dệt thoi giúp cho việc dệt vải trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, tạo ra các loại vải có chất lượng cao hơn.

Cho đến thế kỷ 20

Các nguyên lý dệt thoi mới được phát triển, như nguyên lý thoi kẹp của Paston (1911), máy dệt thoi kẹp Rossman (1930), máy dệt thoi kẹp Rulzer Ruti (1953), máy dệt nhiều miệng vải G8300 của Sulzer Texil (1999).

Ngày nay, phương pháp dệt thoi vẫn là phương pháp sản xuất vải phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể tạo ra các loại vải có nhiều tính chất khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng.

Quy trình sản xuất vải dệt thoi

Quy trình sản xuất vải dệt thoi có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy

Thủ công:

Quy trình sản xuất vải dệt thoi thủ công được thực hiện bằng tay, sử dụng các dụng cụ đơn giản như khung dệt, con thoi,… Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, nhưng nhược điểm là tốn nhiều thời gian và công sức.

Máy móc:

Quy trình sản xuất vải dệt thoi bằng máy được thực hiện bằng máy dệt thoi. Máy dệt thoi có thể dệt vải với tốc độ nhanh chóng, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, nhưng nhược điểm là giá thành cao.

Ngày nay, phương pháp sản xuất vải dệt thoi bằng máy được sử dụng phổ biến hơn phương pháp thủ công.

Nhà máy dệt vải thoiNhà máy dệt vải thoi

Các bước sản xuất vải dệt thoi

Mắc sợi dọc

Các sợi dọc được mắc lên khung dệt bằng các con thoi. Các con thoi này được gắn vào các gờ của khung dệt

Các sợi dọc được mắc lên khung dệt theo một quy luật nhất định, tạo thành một hàng sợi dọc song song.

Hồ sợi dọc

Sợi dọc được hồ hóa bằng cách ngâm trong dung dịch hồ. Dung dịch hồ thường được làm từ bột gạo, bột khoai,…

Hồ hóa giúp cho sợi dọc trở nên bền hơn, bám dính tốt hơn với nhau, tạo ra tấm vải có chất lượng cao hơn.

Chuẩn bị sợi ngang

Sợi ngang được quấn thành cuộn bằng máy quấn sợi. Các cuộn sợi ngang được đặt bên dưới khung dệt, sẵn sàng để đưa vào dệt.

Dệt vải

Sợi ngang được đưa vào dệt bằng các con thoi (kẹp, thanh kiếm khí, nước…).Con thoi này được gắn vào các gờ của khung dệt. Các sợi ngang được đưa vào dệt qua hàng sợi dọc theo một quy luật nhất định, tạo thành tấm vải.

Quy luật đan xen của sợi dọc và sợi ngang có thể khác nhau, tạo ra các kiểu dệt khác nhau của vải dệt thoi.

Tính chất của vải dệt thoi

Tính chất của vải dệt thoi rất đặc trưng và có những điểm cụ thể sau:

Tính chất của vải dệt thoi

Các kiểu dệt phổ biến của vải dệt thoi bao gồm

Kiểu dệt vân điểm (Plain Weave)

Dệt vân điểm, kiểu dệt trơn - Plain 1-1

Kiểu dệt vân điểm trên nền giấy ô

Kiểu dệt vân điểm là phương pháp dệt đơn giản nhất, trong đó các sợi dọc và sợi ngang được đan theo quy luật lên xuống liên tục. Mỗi sợi ngang đan trên và dưới mỗi sợi dọc, tạo ra một cấu trúc với nhiều điểm giao nhau.

Vải dệt vân điểm có cấu trúc hai mặt giống nhau, liên kết giữa 2 hệ sợi rất chặt chẽ tạo nên cất trúc ổn định, mạnh mẽ Thường được sử dụng trong thời trang và trang trí nội thất.

Kiểu dệt chéo (Twill)

Kiểu dệt chéo (Twill)

Kiểu dệt chéo - Twill trên nền giấy ô

Kiểu dệt chéo tạo ra cấu trúc đan hình chéo trong vải. Sợi dọc đan với sợi ngang theo quy luật nhất định, tạo ra điểm nổi dọc và điểm nổi ngang. Vải dệt chéo thường mềm hơn vải dệt vân điểm và có khả năng chống nhăn cao hơn.

Cấu trúc kỹ thuật của vải chéo có mặt trước và mặt sau khác nhau, với mặt trước thường có đường chéo rõ ràng. Thường được sử dụng trong sản xuất quần áo như vải jeans.

Dệt vân đoạn (Satin Weave)

satin weave

Kiểu dệt vân đoạn có sợi ngang đan xuống dưới một sợi dọc, sau đó đan lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục theo quy luật bước chuyển. Vải dệt vân đoạn có nhiều sợi ngang song song hơn, tạo ra độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng.

Cấu trúc của vải này có hai mặt, mặt trái và mặt phải, giống như vải dệt chéo. Vải dệt vân đoạn thường được sử dụng để tạo vẻ đẹp trên bề mặt, nhưng không nổi bật về độ bền chắc.

Dệt vân đoạn - Satin Weave

Căn cứ vào điểm nổi dọc và điểm nổi ngang, dệt vân đoạn hiệu ứng ngang gọi là vải láng, vân đoạn kiểu dệt hiệu ứng dọc là vải satanh.

Cơ bản, chúng ta có 3 kiểu dệt chính là vân điểm, vân chéo và vân đoạn.

Ngoài ra, còn nhiều kiểu dệt biến đổi và đặc biệt khác, như vân điểm biến đổi (tăng đơn, tăng đều), vân chéo tăng đơn, vân chéo tăng đều, vân chéo kết hợp, vân chéo gãy (ngang, dọc, đan xen ngang và dọc – gọi là vân chéo quả trám), vân đoạn biến đổi, cũng như các kiểu dệt phức tạp khác như dệt 2 mặt, dệt vải khổ gấp, vải nổi tuyết, nhung ngang, nhung trơn (nhung the), nhung kẻ, nhung hoa. Đặc biệt, còn có kiểu dệt hoa jacquard.

Ứng dụng đa dạng của vải dệt thoi

Vải dệt thoi không ngừng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghiệp, gia đình, thời trang, y tế, kỹ thuật, và nhiều lĩnh vực khác.

Trong ngành may mặc

Vải dệt thoi là nguyên liệu chính để sản xuất trang phục như: đồ ngủ, (quần áo lụa, sa tanh), đồng phục (áo sơ mi, vest, quần âu), áo jacket,  măng tô, quần áo khaki, jeans, … các phụ trang như mũ, khăn, giày dép, túi tote,

Ứng dụng đa dạng của vải dệt thoi trong thời trang

jean sử dụng dệt thoi

Trong gia đình và sinh hoạt

Vải dệt thoi thường được sử dụng cho rèm cửa, khăn trải bàn, thảm nhà, khăn lau, lều trại, và là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm trang trí nội thất. Nó cũng thường được sử dụng cho việc may lều, rèm cửa, buồm, và nhiều sản phẩm ngoại thất khác.

Túi vải canvas sử dụng kỹ thuật dệt thoi

Trong lĩnh vực y tế

Vải dệt thoi chuyên dùng trong việc sản xuất các sản phẩm y tế như băng dính y khoa, cố định catheter, kim truyền, và các dụng cụ y khoa khác. Tính chất chặt chẽ của vải giúp nó giữ hình dáng tốt và có độ co giãn ít.

Trong ngành công nghiệp kỹ thuật

Vải dệt thoi thường được sử dụng làm lớp lót trong xe, buồm, vải lọc, vải chắn đê điều, mái che ga tàu lửa, và vải trang trí vì độ bền cao và khả năng chịu hóa chất.

Ngoài ra, vải dệt thoi còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt như chế tạo tên lửa, ngành hàng không vũ trụ. Trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ in 3D cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho vải dệt thoi, mở rộng thêm các ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

>>> Tìm hiểu thêm các bài viết:

Top +13 các loại Vải Cao Cấp từ thiên nhiên mà bạn nên tham khảo

Vải nào mặc mát mẻ trong những ngày hè, thời tiết nóng ?

Các loại Vải không dễ bị nhăn thường sử dụng trong may mặc

Mời bạn đánh giá
Contact